TIN TỨC

Bình Định: Lời khẩn cầu của thành cổ bị rác bủa vây

10:17, 10 Tháng Ba 2023

Đất trong khu vực bảo vệ của di tích kiến trúc cấp quốc gia thành Cha (xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn) thành nơi trồng rau màu và tập kết rác của người dân).

Trên một gò đất cao, ngoại trừ tấm biển công nhận di tích nằm trơ trọi, người ta khó có thể hình dung khu vực này từng có một tòa thành cổ Chămpa tồn tại.

Dấu tích cổ bị lãng quên

Di tích thành Cha là một trong những thành cổ Chămpa ở Bình Định, được xây dựng và giữ vai trò trung tâm của vùng Vijaya trước khi vương quốc Chămpa dời kinh đô về vùng này vào cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI. Nơi đây từng là trung tâm chính trị, kinh tế của vương quốc Chămpa trong lịch sử.

Mặc dù được công nhận là Di tích kiến trúc cấp Quốc gia, nhưng lối vào thành Cha vẫn chỉ là một con đường nhỏ xung quanh đầy cỏ và rác thải.

Dấu tích bờ thành xưa cũng không thể nào nhận rõ được, bởi xung quanh bị cây dại che phủ, rồi người dân cư trú và đất trong thành thì trở thành nơi trồng hoa màu, thậm chí trở thành bãi rác.

Ghi nhận của phóng viên, ngoài mảnh đất trong khuôn viên di tích kiến trúc cấp quốc gia thành Cha bị cày xới ngang dọc để canh tác còn có cả các loại rác thải sinh hoạt của người dân vứt ra gây ô nhiễm, hôi thối kéo ra tới tận bia đá công nhận di tích. Trước khuôn viên bia di tích đang bị lợi dụng thành nơi chứa vật liệu xây dựng…

Theo phản ánh của người dân sống gần khu vực thành Cha, dù là di tích cấp quốc gia, thành Cha ít được các cơ quan chức năng quan tâm bảo vệ, chứ chưa dám nói đến việc phát huy giá trị, phục vụ cho công tác nghiên cứu, tham quan... Đất trong di tích này hiện cũng được UBND xã Nhơn Lộc mở đấu giá và cho người dân thuê theo năm để trồng hoa màu...

Toàn bộ khu đất bên trong tấm bia đá có trụ rào bằng bê tông cũng bị ngã đổ. Trên các gò đất cao nằm trong khu di tích thì người dân trồng nhiều cây keo cao trên 3m.

Các vị trí sau khi được khảo cổ được lấp đất nhấp nhô không cẩn thận, cây dại mọc um tùm, keo lai là giống dài ngày được người dân trồng có cây cao hơn 2m che khuất cột mốc khảo cổ, khó khăn mới tìm thấy cột mốc khảo cổ.

Tin liên quan