Cộng đồng
Lai Châu: Triển khai hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
09:26, 25 Tháng Mười 2022
(DSX)- Nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực di sản văn hóa đã được nêu ra trong Báo cáo kết quả 01 năm thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ảnh minh họa/Nguồn: laichau.gov.vn
Theo đó, trong thời gian qua, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật thường xuyên được tổ chức. Thông qua các hoạt động này nhằm tuyên truyền, quảng bá về mảnh đất, con người, nét văn hóa đặc sắc của tỉnh tới du khách trong và ngoài nước, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021, UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Kế hoạch số 1449/KH-UBND ngày 05/5/2022 về thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 17/2/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bảo sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025; chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 tạo điều kiện triển khai hiệu quả, thống nhất chính sách trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 31.316 hiện vật tiếp nhận và sưu tầm, 02 di sản văn hóa phi vật thể được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hàng năm, ngoài việc thực hiện trưng bày thường xuyên tại Phòng trưng bày của Bảo tàng còn tổ chức trưng bày lưu động 04 - 05 cuộc/năm, thu hút trên 16 nghìn lượt khách tham quan, nghiên cứu, học tập tại Bảo tàng cũng như qua các cuộc trưng bày hiện vật, tài liệu tại địa bàn các huyện, thành phố.
Bên cạnh đó còn duy trì hoạt động có hiệu quả của các Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống các dân tộc như Thái, Mông, Lự; các đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở; tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn, tham gia các hoạt động văn hóa khu vực, toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng góp phần bảo tồn các giá trị tiêu biểu của lễ hội các dân tộc. Đến nay trên địa bàn tỉnh hiện có 40 lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số được duy trì tổ chức thường niên.
Công tác xây dựng, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích được tổ chức thực hiện thường niên. Tính đến thời điểm báo cáo, hiện trên địa bàn tỉnh đã tổ chức lập 32 hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trình cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích (trong đó có 05 di tích cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh).
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh thường xuyên, quan tâm, chú trọng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa tại cơ sở như biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, tuyên truyền lưu động, chiếu phim lưu động, luân chuyển sách, tổ chức hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng các cấp, xây dựng và duy trì hoạt động các đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở, từng bước kiện toàn hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở…trong đó tập trung ưu tiên khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới…Tạo điều kiện để người dân – chủ thể văn hóa được tham gia, hưởng thụ, sáng tạo những giá trị văn hóa của dân tộc mình, nhất là các Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, người nắm giữ và thực hành di sản trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ kế cận.
Tỉnh cũng chú trọng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân vùng cao, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước giảm sự chênh lệch giữa các vùng miền và dân tộc trong tỉnh, triển khai hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, bảo tồn phát huy giá trị các di tích, các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
D.H
Tin liên quan
- Thành lập Quỹ bảo tồn Di sản Huế 10:25, 24/10/2022
- Hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn 10:39, 23/10/2022
- Ninh Bình thực hiện hiệu quả Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới 15:40, 20/10/2022
- Bắc Kạn: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa 15:30, 19/10/2022
- Cao Bằng: Công tác quản lý, phát huy giá trị các di tích, điểm di sản được quan tâm kịp thời 10:23, 18/10/2022
- Bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Phước 16:01, 13/10/2022
- Người Hội An bảo vệ di tích trong mùa mưa bão 09:17, 13/10/2022