Tầm nhìn
Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
16:29, 02 Tháng Sáu 2022
(DSX) - UBND Tỉnh Đắk Lắk dã có Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Biệt điện Bảo Đại. (Nguồn: dăklăk.tintuc.vn)
Quy chế được ban hành với mục đích phối hợp tăng cường trách nhiệm giữa các sở, ban, ngành địa phương và tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến di tích. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/6/2022.
Nội dung quy chế gồm 4 chương, 17 điều quy định hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh (gọi tắt chung là di tích) đã được xếp hạng và các di tích tiềm năng thuộc công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên nằm trong danh mục kiểm kê dic tích thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Đắk Lắk; phối hợp chặt chẽ giã các ngành, các cấp trong lĩnh vực quản lý theo ngành, lĩnh vực và địa bàn; các cấp, ngành, địa phương, tổ chức được phân công hoặc ủy quyền quản lý di tích phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ, phục hồi, tôn tạo và phát huy di tích.
Quy chế cũng quy định rõ về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích – lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh gồm các nội dung: Kiểm kê di tích; Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng và tổ chức đón Bằng xếp hạng di tích; Quản lý khu vực bảo vệ, không gian di tích, các di vật, cổ vật, hiện vật thuộc di tích, hoạt động lễ hội tại di tích; Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; Tuyên truyền quảng bá, giáo dục đào tạo trong việc phát huy giá trị di tích.
UBND tỉnh giao Sở VHTTDL chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với các di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp khai thác, bảo vệ và phát huy các di tích Quốc gia đặc biệt và một số di tích quốc gia, gồm: Di tích lịch sử số 04 Nguyễn Du (Biệt điện Bảo Đại), Di tích lịch sử Đình Lạc Giao, Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm các chiến sỹ Nam Tiến (TP. Buôn Ma Thuột) và một số di tích khác do UBND tỉnh quyết định. UBND cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước về di tích trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được phân công; phân công UBND cấp xã thực hiện quản lý di tích trên địa bàn./.
PV (t/h)
Tin liên quan
- Tuyên Quang: Tập trung triển khai Dự án bảo quản, tu bổ phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 16:07, 01/06/2022
- Bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022-2025 17:08, 31/05/2022
- Tiếp tục triển khai Đề án hỗ trợ hoạt động quản lý và đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 15:07, 30/05/2022
- Tiếp tục khai quật khảo cổ tại phế tích Tháp Châu Thành 15:05, 30/05/2022
- Tu bổ, tôn tạo di tích đình làng Chuông, tỉnh Bắc Giang 15:48, 28/05/2022
- Sơn La: Tiếp tục đảm bảo công tác kiểm kê, bảo quản, số hóa tư liệu, hiện vật trong tháng 6/2022 09:45, 24/05/2022
- Sở VHTT Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo công tác di sản văn hóa tháng 5/2022 16:12, 23/05/2022