Tầm nhìn
Cà Mau: Phân cấp quản lý các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn
10:55, 10 Tháng Sáu 2022
(DSX)- Ngày 9/6, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1519/QĐ-UBND phân cấp quản lý các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa. Theo đó, 12 di tích Quốc gia được phân cấp quản lý gồm: Di tích lịch sử và thắng cảnh trên đảo Hòn Khoai (gồm: Khu vực Hải Đăng, Bãi lớn, Bãi nhỏ) do Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau quản lý; Di tích lịch sử đình Tân Hưng; Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán do Bảo tàng tỉnh Cà Mau quản lý; Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Phật Tổ (Quan Âm Cổ Tự) do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Cà Mau quản lý; Di tích lịch sử Địa điểm chứng tích tội ác Mỹ - Ngụy ở Biệt khu Hải Yến – Bình Hưng do Bảo tàng tỉnh Cà Mau quản lý; Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc – Trung tâm chỉ huy Kế hoạch phản gián CM12 (9/9/1981 – 9/9/1984) do Công an tỉnh Cà Mau quản lý; Di tích lịch sử các địa điểm thuộc Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam (Giai đoạn từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1955) tỉnh Cà Mau do Bảo tàng tỉnh Cà Mau quản lý điểm trung tâm, UBND cấp huyện quản lý các điểm di tích thuộc địa bàn; Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng – thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển do Bảo tàng tỉnh Cà Mau quản lý; Di tích lịch sử Nhà Dây Thép do Viễn thông Cà Mau quản lý; Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là do UBND huyện Đầm Dơi quản lý; Di tích lịch sử Chùa Cao Dân do UBND huyện Thới Bình quản lý; Di tích lịch sử địa điểm Làng rừng Vồ Dơi do VQG U Minh Hạ quản lý.
Cùng với đó là 37 di tích cấp tỉnh được phân cấp quản lý thuộc địa bàn thành phố Cà Mau; huyện Thới Bình; huyện Trần Văn Thời; huyện Cái Nước; huyện Đầm Dơi; huyện Năm Căn; huyện Phú Tân; huyện Ngọc Hiển; huyện U Minh.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân cấp quản lý các di tích có trách nhiệm thực hiện theo đúng Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các văn bản quy phạm pháp luật quy định có liên quan. UBND tỉnh giao Sở VHTTDL theo định kỳ (03 năm), tiến hành rà soát, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh việc phân cấp quản lý di tích trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
T.T
Tin liên quan
- Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích Hậu Xá 1 và Hậu Xá 2, tỉnh Quảng Nam 16:21, 07/06/2022
- Sở VHTTDL Vĩnh Phúc báo cáo công tác quản lý di sản 6 tháng đầu năm 2022 15:39, 06/06/2022
- Cần cơ chế đồng bộ trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa 09:53, 06/06/2022
- Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Sùng Nghiêm, TP Hà Nội 09:49, 06/06/2022
- Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 16:29, 02/06/2022
- Tuyên Quang: Tập trung triển khai Dự án bảo quản, tu bổ phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 16:07, 01/06/2022
- Bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022-2025 17:08, 31/05/2022