Cảnh báo
Vấn đề cấp bách toàn cầu về rác thải nhựa đại dương
15:02, 10 Tháng Hai 2019
(Disanxanh) – Rác thải nhựa là nguồn ô nhiễm lớn ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của con người. Rác nhựa biển có nguồn gốc tới 80% từ đất liền, còn lại là nguồn thải đại dương. Rác thải nhựa rất nhiều nằm lại dưới đáy đại dương và sẽ tồn tại nhiều thế kỷ, trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển.
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu Đây là thách thức lớn cho các quốc gia ven biển có nguồn lợi kinh tế từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Rác thải nhựa chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng rác thải biển. Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng rác nhựa đến năm 2050 ở các đại dương sẽ nặng hơn khối lượng của cá.
 |
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu |
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương trở thành vấn đề cấp bách toàn cầuÔ nhiễm rác thải nhựa đại dương trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, vấn đề có tính liên vùng, xuyên biên giới nên để giải quyết cần có sự chung tay, nỗ lực chung của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Tháng 04/2018, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đã khởi xướng một sáng kiến vận động chính sách với nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Đến nay đã có tổng số 58 tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam tham gia ký Qui tắc ứng xử về chống ô nhiễm chất thải nhựa và cam kết giảm thiểu sử dụng các đồ nhựa dùng một lần tại công sở...
Có khoảng 5 nghìn tỷ túi ni lông được sử dụng hàng năm trên toàn cầu, cứ mỗi phút có 1 triệu chai nước nhựa được mua và 90% chai nước có chứa các hạt nhựa. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc ước tính, trong vòng 10-15 năm tới, tổng sản xuất nhựa toàn cầu dự kiến tăng gấp đôi.
Và phải mất hàng trăm năm, có khi đến hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy. Trong hàng trăm năm đó, chúng cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật, làm tắc nghẽn hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh, thu hẹp không gian sống của sinh vật và gây độc cho môi trường. Chất thải nhựa và nilon khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Bộ Tài nguyên và Biến đổi khí hậu Canada cho biết, rác thải nhựa gây lãng phí nguyên liệu và mất mát năng lượng do chi phí 80-120 tỷ USD/năm giá trị nguyên liệu đóng gói bao bì bằng nhựa/nilon; 6% lượng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu dùng để tạo ra sản phẩm nhựa và sẽ tăng lên 20% vào năm 2050. Hơn 150 triệu tấn nhựa đang tồn tại trong đại dương. Mỗi năm có 8 triệu chất thải nhựa từ đất liền đổ ra đại dương. Nếu không hành động, tổng lượng nhựa đổ vào các đại dương sẽ có thể tăng gấp đôi vào năm 2025.
Trước nguy cơ này, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã có các sáng kiến và cam kết giải quyết vấn đề rác thải biển và nhựa.
Liên hợp quốc đã phát động “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên, bảo vệ sức khỏe con người. Kế hoạch hành động chung Liên hợp quốc đã được xây dựng và do Nhóm công tác chống rác thải nhựa thực hiện.
TG(t.h)
Tin liên quan